Ý nghĩa của chữ Thọ trong tranh thêu thư pháp

Ý nghĩa tranh thêu thư pháp chữ Thọ

Tranh thêu chữ Thọ luôn được người Việt Nam trịnh trọng treo trong nhà với mong muốn bản thân mỗi người sẽ khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi. Và ý nghĩa đẹp hơn, mỗi người con cháu trong nhà đều mong muốn ông bà của mình sẽ khỏe mạnh và trường thọ cùng con cháu.

Thọ là một trong ngũ phúc: Khang – Ninh – Phúc – Lộc – Thọ. Người xưa thường nói: Tứ thời xuân tại thủ / Ngũ phúc Thọ vi tiên (Bốn mùa, mùa xuân trước / Năm phúc Thọ đầu tiên.

Thọ là phúc đức mà mỗi người đều mong muốn. Thọ không phải chỉ là sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Một con người sống lâu trăm tuổi rất quý, nhưng người đó trường thọ cùng gia đình hạnh phúc, con cháu đầy đàn, phú quý đề huề còn quý giá hơn. Giống như thế giới loài cây, một loài cây sống lâu năm thường là loài cây quý, nhưng loài cây ấy đếu đơm hoa, kết trái hoặc đem lại lợi ích từ sự lâu năm của mình còn đáng quý và được trọng vọng hơn.

Trong tâm thức dân gian, người tuổi cao, gia đình có người trường thọ thường được xem là nhà có phúc lớn, vì có phúc nên mới sống lâu, con cháu đề huề. Mừng Thọ chính là mừng cái phúc lớn ấy. Nói về Tuổi thọ nhà thơ Nguyễn Khuyến ví von một cách dí dỏm: Từ 90 tuổi trở lên thì tương đương với Trạng nguyên, từ 80 đến 89 tuổi thì tương đương với Tiến sĩ, từ 70 đến 79 tuổi thì tương đương với Cử nhân, còn từ 60 đến 69 tuổi thì chỉ là Tú tài mà thôi. Cũng vì lẽ đó mà ai chưa đến tuổi 60 đã qua đời chỉ được dùng hai chữ “hưởng dương” chứ không được ghi hai chữ “hưởng thọ”.

Tranh thêu chữ Thọ luôn được người Việt Nam trịnh trọng treo trong nhà với mong muốn bản thân mỗi người sẽ khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi. Và ý nghĩa đẹp hơn, mỗi người con cháu trong nhà đều mong muốn ông bà của mình sẽ khỏe mạnh và trường thọ cùng con cháu. Ông bà không phải là người sinh ra chúng ta. Nhưng mỗi thế hệ đều có vai trò của mình. Ông bà có sự nhẫn nại và dịu dàng của người đi qua quãng đường dài. Luôn luôn có một đoạn đường mà cha mẹ chúng ta chưa đi qua. Và ông bà ở đó, để yêu thương chúng ta, nuông chiều chúng ta, cả làm hư hỏng chúng ta, với một tình yêu vô điều kiện.

Chữ Thọ, trong tâm niệm của người Việt Nam mang những nét đẹp văn hóa và truyền thống. Tuổi thọ cao là mơ ước của mọi người. Muốn vậy, ngoài cuộc sống no đủ, người cao tuổi phải biết phấn đấu, rèn luyện sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Chúng ta bậc con cháu cần phải ghi nhớ lời khuyên của bậc tiền nhân là phải biết kính già yêu trẻ: “Mến trẻ, trẻ đến nhà / Kính già, già để tuổi cho”. Đó cũng là nét đẹp truyền thống, đậm chất nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, trong gia đình hay viện dưỡng lão, hay thậm chí khi nhìn thấy ông bà trên đường, dù là ông bà của bất cứ ai, chúng ta cũng đừng hờ hững đi qua mà không cúi đầu chào. Với lòng biết ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *