800.000

Tranh in: Cồng chiêng Mường Thàng – Cao Phong Hòa Bình
Mã tranh: pchb01
Kích thước: theo yêu cầu của khách hàng

Còn hàng

Mã: pchb01 Danh mục: , Từ khóa:

Mô tả

Cồng chiêng Mường Thàng - Cao Phong

————

Vài nét tìm hiểu về cồng chiêng Hòa Bình

Ðối với người Mường Hòa Bình, cồng chiêng không đơn thuần là nhạc khí dân tộc mà còn là thanh âm quan trọng nhất, linh thiêng nhất trong sinh hoạt văn hóa. Việc sáng tạo ra cồng chiêng đã biến âm thanh sơ nguyên của núi non trở thành những âm thanh, giai điệu phục vụ cho đời sống, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Mường.

  1. Lịch sử ra đời của chiêng:

Về lịch sử ra đời của chiêng ngày nay đã được khoa học xác định tương đối rõ. Nghề luyện kim loại đồng và đúc đồng ra đời từ thời sơ sử truyền lại đến ngày nay. Về chính xác thời điểm người Việt cổ sáng tạo đúc nên chiêng chưa thể xác định được, song hoạ tiết có trên mặt trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ có những hình người đánh chiêng. Trên địa bàn tỉnh theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh tại khu mộ cổ Chăm Mát (TPHB) người dân đã phát hiện một chiếc chiêng cổ được úp lên mặt một trống đồng. Đây là trống có niên đại sớm từ khoảng thế kỷ (TK) II – TK V sau công nguyên. Riêng chiêng vì không trang trí hoa văn nên rất khó xác định niên đại nhưng với kiểu dáng và mức độ thô sơ của nó thì có thể nói đây là những chiếc chiêng sớm nhất hiện nay được biết đến ở tỉnh.

  1. Vấn đề tên gọi:

Cồng chiêng và trống đồng – người Mường gọi trống đồng là khâu đồng, hoặc là trống chang – là hai nhạc cụ xa xưa chủ yếu được làm bằng kim loại đồng gắn liền với thời đại đồ đồng thời Vua Hùng dựng nước, khi hai đân tộc Việt – Mường chưa chia tách, nó gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hoá, sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người Việt cổ. Càng về sau, vai trò của trống đồng và chiêng ngày càng thưa vắng với người Kinh, ở vùng Mường vẫn còn được sử dụng trong các nghi lễ tang ma, tín ngưỡng trong các nhà lang – đạo đến những năm đầu thế kỷ XX, riêng với cồng chiêng ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi, đa dạng hơn đến tận ngày nay. Mới gần đây nhất trong tang lễ của một gia đình người Mường ở mường Chiềng Vang (tháng 9/2011), xã Tân Lập (Lạc Sơn) người ta thấy xuất hiện trống đồng được sử dụng như một vật thiêng trong tang lễ.

Trong dân gian Mường, người ta gọi loại nhạc cụ hình tròn được làm bằng đồng có hình dạng cái lập là, bề mặt có gờ sóng nông, trung tâm có núm khi gõ vào phát ra âm thanh là chiêng. Rất ít khi người Mường gọi là cồng, chỉ khi giao tiếp với người Kinh hoặc có sử dụng các từ Việt – Mường mới dùng từ cồng. Trong khuôn khổ bài viết này dùng chung cụm từ “cồng chiêng” nhưng thực ra chỉ chung một đối tượng.

  1. Chiêng trong gia đình người Mường:

Trong đời sống thường ngày trong xã hội Mường, người Mường coi chiêng như vật thiêng, của quý trong nhà. Ngoài việc sử dụng tạo ra âm thanh, họ coi đây là đồ thẳn, vật cứng là đồ có linh khí thiêng lành, xua đuổi tà ma đem lại sự yên lành cho gia đình. Về mặt vật chất được coi như một trong những biểu tượng của sự giàu có, quyền thế, có giá trị như thước đo vật chất về sự giàu sang của cải của các gia đình, gia tộc. Có thể nói trước năm 1945, hầu như trong các nhà nóc đều có từ 1 – 2 cái chiêng, tầng lớp lang – đạo lớp trên có trong nhà từ 1 -2 bộ chiêng. Ngay cả các gia đình thuộc tầng lớp nóc cloọi, những hộ nhà rách nát cùng khổ vẫn cố giữ trong nhà một chiếc chiêng và coi đó như vật báu với niềm mong ước một ngày nào đó gia đình cũng sẽ trở nên giàu có. Trong những gia đình giàu có ngày xưa, bên trên cột cái ra phần hiên gần cột hiên bao giờ người ta cũng làm giá bày những chiếc sanh đồng to, bên dưới cũng là hàng cột hiên đối diện có làm những cái giá bằng cây vầu rất cẩn thận trên đó bày những chiếc chiêng, nhiều gia đình khoe của cho bày treo trên những đòn tay, cột cái, đó là thể hiện sự giàu có với chiêng đồng, sanh đồng là biểu tượng.

Ngoài việc sử dụng chiêng như biểu tượng gia thế của gia chủ, chiêng được người Mường sử dụng trong đời sống với hai chức năng chính, trước hết là chức năng thông tin, báo hiệu như: báo tang, gọi chó đi săn, nhà lang triệu tập hay báo hiệu việc gì đó…, thứ nữa họ sử dụng tấu các bài xắc bùa trong các lễ hội dân gian, ngày tết, ngày lễ, sử dụng như nhạc cụ trong ban nhạc tang lễ.

  1. ứng xử với chiêng:

Người Mường rất trân trọng chiêng. Bình thường khi không sử dụng, họ đặt chiêng theo tư thế nhất định. Với chiêng, người Mường cho rằng nó cũng có miệng nên khi đặt người ta đặt ngửa lên, cho phần núm xuống, rất ít khi người Mường đặt úp vì họ cho rằng như thế là bưng miệng chiêng làm cho bị câm, sau này không đánh ra tiếng. Khi tấu chiêng, người Mường không lấy tay đấm hay vỗ vào, không lấy que hay dùi cứng để gõ mà họ đánh bằng dùi, dùi đánh chiêng được làm bằng que cứng đầu đánh vào chiêng được bọc vải tạo nên cái đùm. Với quan niệm vạn vật hữu linh, chiêng là vật thiêng, vật quý trong nhà nên người Mường tin rằng, chiêng cũng có vía (linh hồn). Vào mùa xuân, sau tết năm mới (Nguyên đán) khi các phường bùa tổ chức đi xắc bùa họ thường gọi thức hồn chiêng bằng một bài hát khấn ngắn, người Mường gọi là bái Zẩyl chiêng – đánh thức chiêng. Chiêng được coi là đồ gia bảo truyền đời cho con cháu và thường được dùng làm của hồi môn cho con gái đi lấy chồng.

  1. Phân loại chiêng và môi trường, điều kiện tấu diễn:

 Chiêng được người Mường sử dụng khá linh hoạt, tuỳ theo từng công việc, từng nghi lễ có thể sử dụng đơn chiếc, thành dàn nhỏ từ 2 – 3 chiếc , song chủ yếu được đồng bào sử dụng theo dàn. Một dàn chiêng đầy đủ có 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong năm do 12 người cầm, tấu theo những bản nhạc, điệu thức nhất định.

Việc đánh, tấu chiêng cũng tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh sử dụng chiêng mà có cách đánh phù hợp, có thể phân làm ba hoàn cảnh: trong đời thường, trong nghi lễ tín ngưỡng, tang ma và trong lễ hội, tết nhất, ngày vui. Khi tấu từ 1 – 3 chiêng, người Mường gọi là đánh chiêng, nếu hoà tấu tập thể từ 4 chiêng trở lên được gọi là đánh bùa hoặc xắc bùa.

Sau Tết năm mới từ mồng 2 – 7 khai hạ cũng là lúc các phường bùa tổ chức du xuân đi khắp mọi nhà. Phường bùa là tập thể của các thành viên biết đánh cồng chiêng tự tập hợp với nhau xung quanh người đứng đầu phường được gọi là trùm phường. Vào phường bùa thường không phân biệt tuổi tác, giới tính, song cũng có nhiều phường chỉ có toàn đàn ông, trùm phường phải là người hát giỏi, ứng tác giỏi, giỏi giao tiếp và xử lý tốt mọi tình huống xảy ra, đặc biệt thông thạo nhiều bài xắc bùa. Các thành viên phường bùa phần nhiều đều là người trẻ, thanh niên, chỉ có từ 1 – 2 người trung niên làm trùm phường.

Một phường bùa ít nhất phải có 8 – 12 chiêng do 12 người đánh, 2 người khênh thúng đựng gạo, tặng phẩm. Đây là hình thức đi du xuân chúc Tết mang hình thái diễn xướng văn nghệ dân gian rất độc đáo với nhạc cụ hoà tấu kèm theo là xắc bùa .

Người Mường là cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước, nước là thứ thiết yếu, quan trọng bậc nhất ngoài việc chúc mừng năm mới, tục xắc bùa đầu năm mới có ý sâu xa là gọi mưa, gọi nước về để làm mùa. Thật là một phong tục đặc sắc, độc đáo tưởng chừng như chỉ cho vui cầu may mắn song lại gắn bó với công việc sản xuất. Như vậy, tiếng chiêng đầu năm mới, đặc biệt với tiếng khầm tượng trưng như tiếng sấm gọi mưa xuống cho dân gian làm mùa. ở đây rất dễ nhận ra dấu tích từ thời xa xưa người Mường dùng chiêng trong những nghi lễ tín ngưỡng cầu mưa, cầu cho mùa màng tươi tốt.

Trong các lễ hội dân gian Mường (nhiều nơi trong tiếng cổ còn gọi là làm chay mường, chay làng), cồng chiêng xắc bùa là nội dung quan trọng không thể thiếu. Cồng chiêng được tấu trong các nghi lễ và là một nghi lễ của các lễ hội được tấu đi đenh quenh – đi vòng quanh nhà đình, chùa hay sân bãi nơi mở hội. Đây không đơn giản chỉ là tấu chiêng cho vui, nó mang ý nghĩa tín ngưỡng thiêng đuổi ma quỷ…

  1. Giá trị:

Cho đến hiện nay, có rất nhiều các bài báo, một số công trình sưu tầm, nghiên cứu về cồng chiêng Mường, song chưa có một cuộc điều tra, thống kê đầy đủ, đặc biệt là sưu tầm về các bài chiêng, giai điệu tấu chiêng của các vùng Mường, Sở VH-TT&DL tỉnh cho biết đã sưu tầm được hơn 20 làn điệu tấu chiêng cổ. Mới nghe qua, cồng chiêng Mường tưởng như chỉ đơn điệu tròn trịa trong khung âm thanh: bềnh – bống – bênh , bềnh – bống – khầm… Thực ra không phải vậy, đó chỉ là bộ khung đỡ vì mỗi một chiêng chỉ đảm nhận một âm trong dàn bùa, quá trình hoà tấu, mỗi vùng đều sáng tạo ra nhiều bài sắc bùa cho đến nay chưa sưu tầm được. Nếu chỉ đi sâu vào tìm hiểu các bài sắc bùa theo kiểu dân ca quan họ Bắc Ninh có hơn 600 làn điệu chẳng hạn, theo đó có bao nhiêu bài sắc bùa… để rồi nhìn nhận nó theo góc nhìn của tư duy âm nhạc hiện đại kiểu ký âm phương Tây được du nhập vào sẽ rất khập khiễng, không thấy hết giá trị của chiêng Mường, vì xét cho cùng về mặt âm nhạc đây chỉ là diễn tấu dân gian, nhìn nhận nó ở bình diện rộng hơn đó là giá trị biểu tượng và không gian văn hoá mang tính lịch sử.

Các bài tấu chiêng trong lễ hội dân gian khá phong phú, nhiều giai điệu, mỗi một vùng mường cụ thể trong từng lễ hội có nhiều bài khác nhau, song có một đặc trưng quan trọng và ở đâu cũng giống nhau đó là tiếng “khầm…” hoà âm của nhiều tiếng chiêng to có âm thanh trung hoặc trầm cùng tấu lên một tiếng như một điểm nhấn, sự khoá đuôi một đoạn, một giai điệu song đó cũng là sự nâng lên, đẩy lên âm thanh trầm hùng lan xa trong thung lũng núi đá vôi, dội vào vách đá, mái đồi lại vọng trở lại tạo nên thứ âm thanh giao thoa cùng đất trời. Tiếng “khầm..” như làn sóng, như sức mạnh xua đổi ma quỷ, xua đuổi cái xấu, song cũng có lúc tiếng khầm lại như tiếng sấm gọi mưa xuống cho người làm mùa. Khi tiếng khầm… nổi lên, người nghe có cảm giác như có luồng gió một sức mạnh vô hình. Sự thiêng liêng của chiêng được dồn tụ chính là tiếng “khầm..”, nó chính là biểu tượng, loại biểu tượng vô hình (phi vật thể) mang đa ý nghĩa. Việc diễn tấu chiêng sắc bùa trong hoạt động đầu xuân, lễ hội, tín ngưỡng dân gian Mường còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tiếng sấm cầu mưa, xua đuổi ma quỷ, cầu yên lành cho dân Mường. Như vậy, từ xa xưa, chiêng được người Mường sử dụng rất nhiều trong lễ hội mang dáng dấp của ban nhạc lễ phục vụ cho các nghi lễ và có chức năng giao thông với thần linh. Chiêng được sử dụng xua đuổi ma quỷ mang điều lành về cho con người. Rõ ràng chiêng Mường là loại hình văn hoá và cũng là loại hình nghệ thuật còn rất đơn sơ, ít biến đổi vẫn còn giữ khá nguyên gốc như trong quá khứ xa xưa nó đã hình thành.

Mời bạn mua 1 bức tranh in Cồng Chiên Mường Thàng – Cao Phong Hòa Bình giúp Hương Giang shop, nó không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa về quê hương bản quán, cội nguồn dân tộc của mỗi người con đất Hòa Bình.

Hương Giang shop chúc các bạn luôn vui vẻ! Tấn lộc tấn tài!

————

Bộ kit Tranh thêu chữ thập bao gồm: Túi đựng, kim, chỉ, vải thêu, kéo cắt chỉ và sơ đồ hướng dẫn thêu (gọi là chart thêu).

Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn để có được tác phẩm ưng ý nhất.

ĐT, Zalo, FaceBook: 0948.231.271 – 0399.053.353

(Tìm và kết bạn Zalo, FaceBook theo số ĐT 0948.231.271)


BẠN MUỐN XEM THÊM?

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cồng chiêng Mường Thàng – Cao Phong – pchb01”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

QR Code

QR Code