Ý nghĩa bức tranh Non nước hữu tình
Bức tranh thêu chữ thập phong cảnh non nước hữu tình, là một bức tranh đẹp giàu màu sắc và đa hình khối. Nếu treo bức ấy trong nhà chắc hẳn sẽ làm cho không gian trong nhà bạn thêm sáng và tươi mát hơn. Nó làm cho căn nhà thêm gẫn gũi với thiên nhiên hơn, không bởi màu sắc đa phong phú mà còn cảnh bên trong nhìn quá thật, bằng những đường thêu tinh xảo, bức tranh tái hiện một cách sống động.
Khi nói đến tranh thuỷ mặc 水墨(thuỷ mạc) thì chúng ta thường liên tưởng ngay đến tranh sơn thủy. Đây là một mảng đề tài đặc sắc trong hội hoạ. Hai chữ sơn thuỷ có ý nghĩa triết lý thâm trầm của chúng, không chỉ đơn thuần sơn 山 thuỷ 水 là sông nước. (thường bị đọc nhầm là là núi non)
Bàn về chữ nước
Bàn về chữ núi – non
Non nước cùng hữu tình, tạo nên một bức tranh thêu thủy mạc mang nhiều chất tình. Núi thì cao mà ta thích vì trên núi có cỏ cây sinh ra, có chim muông nảy nở, tạo thêm nhiều của cải cung cấp cho bốn phương. Mây gió tạo ra ở đó để trời đất giao lưu, âm dương hòa hợp, muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ nhờ đó mà có cái ăn. Vì vậy, người quân tử thích ngắm núi để tâm hồn khoáng đạt.
Non nước trong cách nhìn của thi nhân
Nhớ cảnh non , lại nhớ tới nhà thơ Tản Đà- một ông thầy trong việc giỏi biến hóa và tưởng tượng, hết trăng sao đến gió mây. Cảnh non nước từ trước tới nay hay được lấy làm chủ đạo đối với các văn nghệ sĩ. sau đây là trích dẫn bài thơ nổi tiếng :
Nước non nặng một nhời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non.
……………………………………
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh biếc non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước chưa nguôi lời thề.